Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn cực ngon

Là đặc sản của Nam bộ nhưng giờ đây đã trở thành món ăn vặt khá phổ biến khắp mọi miền. Rẻ và ngon nên món bánh tráng trộn này rất thích hợp để ăn vặt! Với vị dai dai của bánh tráng, chút chua của xoài, chút bùi của đậu phộng, chút giòn của các loại khô… cùng với chân gà sả tắc đây thật sự là món ăn vặt mà bạn có thể ăn hoài mà không chán.

Nguyên liệu:

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn như sau:

– Bánh tráng khô (loại bánh tráng dạng tròn, màu trắng): 1 xấp
– Xoài xanh: 1 quả
– Trứng cút: 10 quả
– Tắc tươi: 3 trái
– Ruốc thịt heo: 5g (xé sợi ra)
– Thịt bò khô xé sợi: 40g
– Hành lá và hành tím: 100g
– Rau răm: 50g (cắt nhỏ)
– Đậu phộng: 50g (đã rang, lột vỏ)
– Sa tế: loại ngon mà có nước
– Muối tôm Tây Ninh loại ngon

Nguyên liệu làm nước sốt bánh tráng trộn:

– Nước tương: 1 muỗng canh
– Giấm ăn: 1 muỗng canh
– Đường kính trắng: 1 muỗng café
– Nước sốt me: 1 muỗng canh
– Đậu phộng rang: 1 muỗng canh
– Ớt, tỏi, sa tế

Cách làm nước sốt bánh tráng trộn

– Cho nước tương, giấm ăn, đường vào một chén nhỏ, khuấy đều cho tất cả nguyên liệu hòa tan.
– Băm nhỏ ớt, tỏi, sả rồi cho vào hỗn hợp. Trộn đều các nguyên liệu với nhau.
– Cho thêm nước sốt me, đậu phộng giã thiệt nhuyễn rồi cho vào hỗn hợp.
– Nếu bạn thích ăn nhiều cay thì có thể cho thêm sa tế vào để vị cay đậm đà.

Bạn có thể cho nước sốt đã chuẩn bị vào bước khi trộn bánh tráng với các nguyên liệu hoặc có thể rưới lên trên cùng khi trình bày món ăn.

PT cms

Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn tại nhà:

Bước 1: Cắt bánh tráng thành những miếng hình chữ nhật với kích thước vừa ăn. (Lưu ý: tránh cắt miếng quá nhỏ vì khi trộn bạn có thể làm bánh tráng bị ngấm nước và vụn).

Bước 2: Xoài thì gọt vỏ và bào thành sợi dài, để riêng.

Bước 3: Hành tím bỏ vỏ và cắt lát mỏng. Bắc chảo lên bếp và cho vào một chút dầu ăn, khi dầu nóng thì cho hành vào phi cho thơm. Khi hành chuyển sang màu vàng cam thì tắt bếp và cho 1 muỗng sate vào trộn đều rồi để nguội.

Bước 4: Hành lá cắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp và cho vào chút dầu ăn, cho hành vào để phi mỡ hành. Lưu ý: khi chảo dầu nóng thì đảo hành vài vòng rồi tắt bếp.

Bước 5: Trứng cút luộc chín và lột vỏ.

PT cms

Bước 6: Cho bánh tráng, xoài, mỡ hành, muối tôm, nước tắt (vắt không lấy hột), đậu phộng (khoảng 3/4), rau răm, hành tím đã phi và nếu bạn thích thì có thể cho thêm cả nước sốt vào tô lớn lòng sâu đã chuẩn bị. Đeo bao tay nilon và trộn đều tất cả nguyên liệu lên 3 – 4 lần.

PT cms

Bước 7: Cho tất cả ra dĩa, cho ruốc thịt heo, khô bò, xoài và đậu phộng, trứng cút còn lại lên trên cùng và dọn ra thưởng thức.

PT cms

Món này rất dễ tính, các mẹ có thể cho thêm đậu phộng, hành phi, khô bò, khô mực,… tùy vào sự sáng tạo của các mẹ nhé!

Lưu ý: 

– Ăn ngay sau khi vừa trộn xong, khi đó bánh tráng vẫn còn độ giòn dai, không bị mềm nát.
– Nếu chưa ăn ngay bạn nên để riêng các nguyên liệu và khi ăn mới bắt đầu trộn.

Bài viết liên quan: