Hướng dẫn cách làm bún thang thơm ngon khó cưỡng

Có rất nhiều người mê mệt món bún thang đặc sản của Hà Nội. Hãy tưởng tượng bạn được thưởng thức nước dùng trong veo vị ngọt đậm đà, hương thơm nồng đặc trưng ngon khó cưỡng mới tuyệt vời làm sao. Bạn có muốn chế biến món ăn này không? Hãy tham khảo công thức dưới đây nhé, đảm bảo bạn sẽ làm nên món ngon khó cưỡng.

1. Giới thiệu món bún thang

Nguồn gốc của tên bún thang

Từ thang trong bún thang được hiểu theo 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất “thang” là đơn vị đong của thuốc Bắc. Ý nghĩa của từ này để chỉ hỗn hợp các loại thảo mộc trong 1 gói thuốc. Vì bún thang được là từ 3 -5 loại thảo mộc chính. Nên người ta gọi đây là món bún thang.

Theo từ điển Hán Việt thang có nghĩa là canh, tức là bún chan nước canh. Bún thang có thể được coi là món bún đặc biệt với nhiều loại nguyên liệu nhưng hương vị vô cùng hài hòa.

PT cms

Bún thang – đặc sản đậm vị Hà thành

Nhắc đến bún thang người ta nghĩ ngay đến món ăn tinh tế của người Hà thành. Để làm nên món bún này người chế biến phải sử dụng rất nhiều hương liệu khác nhau. Màu sắc, hương vị của món bún thang hoàn toàn khác với các món bún khác và vô cùng độc đáo.

Đây là món bún đặc biệt đến từ sự hoàn hảo giữa sắc và hương vị. Sự hấp dẫn của món ăn thu hút nhiều người ăn một lần là nhớ mãi không thôi. Bún thang chính là món ăn cổ truyền, lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội.

2. Cách chế biến món bún thang

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1kg bún sợi nhỏ
  • ½ con gà ta
  • 100g giò lụa
  • 500g xương ống heo
  • 100g tôm khô
  • 200g tôm sú tươi
  • 2 cái râu mực khô
  • 2 quả trứng
  • Hành khô, hành lá, rau răm, gừng, nấm hương, củ cải khô
  • Nước mắm, mắm tôm, đường phèn, đường cát trắng, giấm

Các bước nấu bún thang ngon như người Hà Nội

PT cms

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Giò lụa: giò lụa cần thái thành sợi nhỏ.

– Gà, xương heo rửa sạch và để ráo.

– Tôm khô nhặt sạch bụi bẩn.

– Tôm sú cắt bỏ đầu, đuôi, bóc vỏ, bỏ sợi chỉ đen trên lưng.

– Các loại rau hành, răm rửa sạch và thái nhỏ.

– Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.

– Củ cải khô: ngâm nước ấm trong thời gian 30 phút sau đó rửa sạch và thái sợi. Trộn đều củ cải với 2 thìa dấm, 1 thìa đường và ướp trong 30 phút.

– Nấm hương nhặt bỏ chân đen và rửa sạch.

Bước 1: Chế biến gà

– Luộc gà: Cho gà vào nồi. Đổ nước, cho gừng nướng, hành khô, muối, bộ nêm vào nồi luộc gà. Đun nhỏ lửa cho gần chín mềm và vớt ra cho ngay vào thau nước lạnh. Sau đó vớt gà và để ráo.

– Chặt gà thành miếng và xé nhỏ thịt gà và bỏ xương.

Bước 2: Chế biến nước dùng

Để có món bún thang chuẩn vị thì khâu chế biến nước dùng là vô cùng quan trọng. Các bước nấu nước dùng như sau:

– Cho xương vào nồi và hầm. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa. Lưu ý nhớ vớt bỏ bọt để nước dùng trong.

– Phi thơm hành khô và cho vào nồi nước hầm cùng với muối, mắm, bột nêm, đường phèn khuấy đều đến khi hòa tan gia vị. Cho tôm khô, râu mực vào nồi tiếp tục ninh trong 2 – 3 giờ. Sau đó đổ chung nước luộc gà vào nồi nước dùng.

– Nước dùng nấu xong đảm bảo độ trong, vị ngọt, thơm dậy mùi.

Bước 3: Hoàn thành món bún thang

– Trứng: đập trứng vào tô thêm gia vị và đánh đều. Tráng trứng thật mỏng sau đó cắt thành sợi mỏng.

– Tôm sú luộc chín và giã nhỏ. Xào tôm sú với dầu ăn, nước mắm đến khi dậy mùi chuyển màu gạch đỏ và dậy mùi thơm.

– Trần bún qua nước sôi, để ráo và cho vào tô. Xếp nguyên liệu khác lên bề mặt bún. Thêm rau răm, hành lá thái nhỏ. Nếu bạn ăn được mắm tôm thì có thể cho ½ thìa cà phê mắm tôm vào bát. Nêm nước dùng vào tô bún và thưởng thức.

PT cms

3. Những lưu ý khi nấu món bún thang

Bún thang là món bún chứa nhiều loại nguyên liệu. Nhưng sự hòa quyện của những nguyên liệu này tạo thành vị thơm ngon đặc trưng. Người Hà Nội luôn cầu kì trong lựa chọn dù là nhỏ nhất để tạo nên món ăn truyền thống đặc trưng của mình.

Để có món bún thang ngon khi chọn nguyên liệu cần chú ý những điểm sau:

– Thịt gà: cần chọn loại thịt gà ta. Loại gà này sẽ cho thịt dai, thơm, ngọt, da giòn và vàng óng. Khi xé thịt để lại cả da tạo độ thơm ngon hơn. Những loại gà công nghiệp khác làm cho món ăn không chuẩn vị.

– Xương lợn: để nước dùng thơm ngọt hãy chọn xương cục, xương ống hoặc xương hom.

– Bún: chọn loại bún tươi, sợi nhỏ không chọn bún sợi to. Bún là loại bún rối, mềm dai và trắng. Cẩn thận hơn người ta lựa chọn loại bún được sản xuất thủ công.

– Giò lụa: Giò thơm ngon là giò giữa khoanh thịt màu hồng nhạt.

PT cms

Trên đây là công thức làm bún thang chuẩn bị Hà Nội. Chúng ta cần đầu tư chút thời gian và công sức hơn các món khác. Nhưng sự cầu kỳ đó bạn hoàn toàn có thể làm được bằng sự tỉ mỉ và khéo léo của mình đúng không? Cuối tuần này bạn có thể thực hành ngay để chiêu đãi cả nhà đấy. Chúc các bạn thành công với công thức trên nhé.

Bài viết liên quan: