[TOP 10] Công thức nấu sữa hạt tốt cho sức khỏe nhất 2021

Bên cạnh hương vị thơm ngon và dễ uống, các loại sữa hạt được chị em hết lời khen ngợi cũng bởi công dụng thần thánh của loại thức uống dinh dưỡng, vừa làm đẹp da lại cải thiện vóc dáng.  Sữa hạt vốn lành tính, không gây tác dụng phụ gì và hầu như ai cũng uống được nên rất được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, sữa hạt là nguồn bổ sung dinh dưỡng cho các các chế độ ăn kiêng thêm an toàn và hiệu quả. Cùng monanngon.vn tham khảo những công thức chế biến sữa hạt bổ dưỡng, dễ làm ngay dưới đây nhé!

>>> Xem thêm:

1. SỮA BẮP

Nguyên liệu:

  • 4 bắp ngô
  • 1 lít sữa tươi
  • 30¬40 g đường (điều chỉnh đường theo độ ngọt của gia đình bạn).

Cách làm:

  • Bước 1: Bắp ngô lột bỏ vỏ, dùng dao tách phần hạt để riêng, giữ lại phần râu ngô. Rửa qua nước lạnh và để ráo.
  • Bước 2: Cho phần hạt ngô vào máy xay và xay nhuyễn.
  • Bước 3: Đặt nồi lên bếp đun phần ngô xay nhuyễn, đổ thêm vào 500 ml sữa. Bạn muốn sữa có vị ngọt thanh thì cho thêm phần râu ngô vào nồi, khuấy đều tay để không bị khét, khi sữa sôi thêm đường theo khẩu vị.
  • Bước 4: Sữa sôi tắt bếp, dùng rây lọc lấy phần sữa và bỏ đi phần bã. Bước 5: Rót sữa vào chai, uống nóng hoặc để nguội cất vào tủ lạnh uống dần.
sữa ngô

2. SỮA DỪA

Nguyên liệu:

  • 2 dừa già
  • 4 chén nước ấm.

Cách làm:

  • Bước đầu tiên là lấy nước dừa. Bạn có thể tiết kiệm nước để uống nhưng nước dừa già nước thường hơi chua.
  • Bỏ vỏ cứng của dừa, gọt vỏ nâu. Cách tốt nhất để làm điều này là với một cái nạo bếp bình thường như đã thấy ở trên bên phải. Sau khi bóc tất cả các làn da nâu bạn rửa sạch thịt trong nước.
  • Đặt dừa vào máy xay sinh tố tốc độ cao với 4 chén nước ấm. Chạy máy xay sinh tố cho một vài phút, dần dần tăng tốc độ cho đến khi nó đạt đến thiết lập cao nhất. Bạn sẽ biết khi nó đã hoàn thành bởi vì nó sẽ là màu trắng sữa và thực sự dày gần giống như sinh tố.
  • Chắt sữa qua vải vào một bát lớn hoặc ly đo. Siết chặt tất cả các sữa ra với bàn tay của bạn cho đến khi bột trong cảm thấy khô và xốp.
Sữa dừa

Lưu ý: Để sữa dừa trong một hộp kín trong tủ lạnh trong một vài ngày. Đôi khi ngồi trong tủ lạnh sẽ làm cho chất béo bắt đầu tách ra khỏi sữa một chút và gây váng, nhưng chỉ cần lắc nhẹ trước khi sử dụng là rất ngon nhé.

3. SỮA ĐẬU NÀNH LÁ DỨA

Nguyên liệu:

  • 500g đậu nành (loại đã đãi sẵn vỏ)
  • 1 nắm lá dứa
  • Nước lọc
  • Đường, một nhúm muối
  • Dụng cụ: máy xay sinh tố, khăn sữa tiệt trùng

Cách làm:

Bước 1: Đầu tiên, bạn đổ đậu ra mâm to, nhặt hết các hạt hỏng đi. Cho đậu vào nồi, đổ nước ngập cao hơn mặt đậu khoảng 4¬5cm.
Bước 2: Khuấy nhẹ để làm sạch đậu, sau đó đổ nước đầu đi rồi lại cho tiếp một lần nước nữa vào.
Bước 3: Ngâm đậu trong khoảng 6 tiếng, cho đến khi hạt đậu nở ra như trong hình. Chúng ta sẽ cần đãi sạch vỏ đậu và để đậu ráo nước nhé!
Bước 4: Với lá dứa, bạn rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ.
Bước 5: Cho đậu và lá dứa vào cối xay sinh tố rồi đổ nước vào đến 2/3 cối.
Bước 6: Xay nhuyễn hỗn hợp.
Bước 7: Sau khi xay xong, bạn đổ hỗn hợp qua rây lọc để chắt lấy phần nước. Bạn có thể dùng rây, nhưng để làm cho nhanh và hiệu quả, bạn nên dùng 1 chiếc khăn sữa tiệt trùng lớn làm rây, sau đó dùng tay bóp cho phần nước ra hết.
Bước 8: Tráng cối xay qua nước cho sạch. Giữ lại phần cái, cho lại vào cối xay rồi thêm nước đến 2/3 cối rồi tiếp tục xay nhuyễn. Sau đó, bạn tiếp tục chắt lấy nước ra như bước 7 nhé!
Bước 9: Cuối cùng, ta đun hỗn hợp sữa đã chắt ra ở lửa vừa cho chín. Bạn chú ý canh để sữa không bị trào ra ngoài nhé! Khi sữa đã nóng và bắt đầu đóng váng trên bề mặt, bạn cho một chút xíu muối vào, thêm đường tuỳ khẩu vị rồi khuấy cho đường tan hết là uống được. 

SỮA ĐẬU NÀNH LÁ DỨA

>>> Tham khảo: Cách làm sữa chua uống đơn giản siêu ngon

4. SỮA GẠO LỨT

Nguyên liệu:

  • 300g Gạo lứt
  • 100g Sữa tươi không đường
  • 350 ml Đường phèn
  • 100g Nước lọc
  • 1 lít

Cách làm:

  • Gạo lứt mua về không vo, nhặt sạch những tạp chất sau đó đem rang với lửa nhỏ cho thơm.
  • Cho 300ml nước lên bếp đun sôi, sau đó cho gạo lứt vào nấu chín mềm. Chú ý nên nấu với lửa nhỏ.
  • Đem gạo lứt đã nấu chín cho vào máy xay và xay nhuyễn.
  • Lược qua rây hoặc tấm vải sạch và ép cho thật mạnh tay để ra hết chất bột trong gạo.
  • Cho 700ml nước còn lại vào nồi, cho sữa tươi và đường phèn vào đun sôi. Sau đó cho phần nước gạo lứt đã được lọc vào chung. Canh lửa nhỏ thêm khoảng 5¬10 phút là được.
  • Để sữa nguội, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, có thể sử dụng 3¬4 ngày. 
sữa gạo lứt

5. SỮA ĐẬU PHỘNG

Nguyên liệu:

  • 200 g đậu phộng (lạc khô)
  • 100 g gạo
  • 600 ml sữa
  • 500 ml nước

Cách làm:

  • Bước 1: Đậu phộng rửa sạch, để ráo.
  • Bước 2: Đun 1 nồi nước sôi cho đậu phộng vào trụng sơ khoảng 1 phút thì vớt ra. Đãi sạch vỏ.
  • Bước 3: Gạo vo sạch.
  • Bước 4: Trộn gạo với đậu phộng. Tiếp đến đổ sữa tươi vào. Cho từng ít một vào máy xay. Xay nhuyễn.
  • Bước 5: Dùng khăn vải màn sạch lọc bỏ bã. Tiếp đó hòa nước cốt với 500 ml nước và đun sôi (khi đun sữa, bạn nên đun to lửa sau đó hạ bớt lửa đun thêm khoảng 2¬3 phút là được. Khi đun nên hớt bọt và dùng muôi đặt giữa nồi để sữa sôi không bị trào).
  • Bước 6: Đợi sữa đậu phộng nguội rót vào bình và cốc thưởng thức. Nếu thích ngọt và mát thì bạn cho một ít đường, vài viên đá nhé. 
SỮA ĐẬU PHỘNG

6. SỮA ĐẬU NÀNH MÈ ĐEN

Nguyên liệu:

  • Đậu nành: 200g
  • Mè đen: 30g
  • Lá dứa: 6 cọng
  • Nước lọc: 1 lít
  • Đường : tuỳ khẩu vị.

Cách làm:

  • Đậu nành mua về ngâm khoảng 4¬5 giờ cho đậu mềm. Rửa lại sạch với nước.
  • Vớt ra để ráo.
  • Mè đen đem đi rang lên cho thơm.
  • Cho mè đen, đậu và nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho hỗn hợp xay vào một cái túi vắt cho thật khô. Bạn vắt sao cho lượng nước sữa thu được gần bằng với lượng nước ban đầu như vậy những bột trong đậu mới ra hết.
  • Cho nước đậu vào nồi, cho lá dứa rửa sạch vào và nấu với lửa nhỏ. Đợi cho sữa sôi thì giảm lửa, để sôi thêm khoảng 5¬10 phút là được. Tắt lửa và cho đường vào. Tuỳ khẩu vị mà bạn cho đường nhiều hay ít.
  • Cho sữa đậu nành ra ly, có thể uống nóng hoặc lạnh đều ngon. Yêu cầu:
  • Sữa thơm mùi mè, có màu đen tự nhiên, không quá ngọt.
  • Sữa nấu với lửa nhỏ để không bị trào hay khét.
Sữa đậu nành mè đen

7. SỮA ĐẬU XANH LÁ DỨA

Nguyên liệu:

  • 300g đậu xanh cà vỏ
  • 1/4 bát con đường cát trắng
  • Nửa thìa nhỏ muối
  • 1 bó lá nếp (lá dứa)
  • Sữa tươi và đá lạnh
  • Nếu muốn béo hơn bạn có thể cho thêm nửa gói nhỏ bột nước cốt dừa

Cách làm:

  • Bước 1: Đậu xanh đem đãi sạch và nhặt bỏ những hạt hỏng, ngâm đậu với nước pha thêm chút muối rồi để từ 3 – 4 tiếng. Đậu xanh sau khi được ngâm bạn rửa lại một lần cho thật sạch.
  • Bước 2: Lá dứa rửa sạch rồi bó tròn lại.
  • Bước 3: Cho đậu xanh vào nồi, rồi đổ nước lạnh vào (áng chừng khoảng một đốt ngón tay tính từ bề mặt đậu), sau đó bắc lên bếp đun cho đến khi hạt đậu mềm. Thỉnh thoảng bạn hớt bỏ bọt của nồi đậu.
  • Bước 4: Tiếp đó, bạn đổ đậu đã nấu vào máy sinh tố, thêm đường và xay thật mịn, nếu cảm thấy đậu đặc thì bạn thêm nước vào để xay cùng.
  • Bước 5: Cho hỗn hợp đậu xanh đã xay vào nồi, cho thêm lá dứa rồi bắc lên bếp, bạn vừa đun vừa khuấy đều. Ở bước này, bạn có thể pha thêm ít nước lạnh cho hơi đặc để khi uống còn pha thêm sữa tươi, nếu để loãng quá sẽ không ngon. Nếu bạn dùng thêm bột nước cốt dừa thì cho thêm vào hỗn hợp rồi vừa đun vừa khuấy để bột nước cốt dừa được tan hoàn toàn.
  • Bước 6: Đun hỗn hợp trong khoảng 10 – 15 phút, nếm độ ngọt cho vừa khẩu vị. Sau đó bạn nhấc nồi ra khỏi bếp và vớt bỏ lá nếp đi, đợi nguội rồi để vào bình thủy tinh sạch. Bạn cho vào tủ lạnh bảo quản và dùng dần, có thể dùng trong khoảng 1 tuần.
  • Bước 7: Khi dùng, bạn rót sữa đậu xanh ra cốc, cho thêm vài viên đá lạnh và ít sữa tươi, khuấy đều lên và thưởng thức. 

8. SỮA BÍ NGÔ

Nguyên liệu (cho 2 lít sữa bí):

  • Bí ngô: 1 quả nhỏ
  • Nước lọc: 800ml
  • Sữa tươi có đường: 800ml
  • Sữa đặc: Nửa lon
  • Nước cốt dừa: 100ml

Cách làm:

  • Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hột, thái lát, cho vào nồi đun đến khi bí mềm.
  • Cho bí ra máy xay sinh tố, xay nhuyễn luôn lúc bí đang nóng, xay xong thì các bạn sẽ bị quá khích vì mùi bí thơm lừng và quá hấp dẫn.
  • Đổ sữa đặc, nước cốt dừa vào sữa tươi, khuấy đều rồi trộn lẫn bí đỏ sẽ thành sữa bí siêu ngon!
  • Bạn nào sợ sữa đặc sẽ tăng cân thì bỏ công đoạn này, uống nhạt một chút cũng ngon lắm, vì vì ngọt có sẵn trong bí và sữa tươi cũng ngon rồi. Hoặc các bạn thay sữa bằng đường, nhưng làm sữa này có sữa đặc sẽ ngon hơn nhiều nhé! 
Sữa bí ngô

9. SỮA NGHỆ

Nguyên liệu:

  • 225ml sữa tươi (có thể thay bằng sữa hạnh nhân hay nước cốt dừa đều được)
  • 5g nghệ tươi (hoặc bột nghệ)
  • 3g bột quế,
  • 2,5g bột tiêu đen,
  • 2,5g bột thảo quả,
  • 2,5g bột thì là
  • 5ml mật ong (có thể điều chỉnh tùy khẩu vị)

Cách làm:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn đổ sữa vào nồi và đun nóng. Khi sữa bắt đầu sôi, bạn hạ nhỏ lửa để sữa chỉ sôi lăn tăn.
  • Bước 2: Dùng dao bào sạch vỏ củ nghệ.
  • Bước 3: Sau đó, bạn bào nghệ tươi vào nồi sữa đang đun.
  • Bước 4: Tiếp tục cho các loại bột gia vị còn lại vào.
  • Bước 5: Bây giờ thì thêm mật ong vào nhé.
  • Bước 6: Dùng phới trộn thật đều các loại gia vị cho tan rồi đun sôi nhẹ thêm tầm 5 phút nữa.
  • Bước 7: Cuối cùng, bạn lọc trà sữa nghệ qua rây để thức uống của chúng ta được mịn và không lợn cợn là hoàn thành. Trong củ nghệ tươi có chứa chất chống viêm nhiễm và tính sát trùng cao nên món sữa nghệ này sẽ giúp bạn trị họ và cam lạnh rất hiệu quả đó! Ngoài ra thì món đồ uống này còn có hương vị rất ngon và màu sắc bắt mắt. 
Sữa nghệ

10. SỮA ĐẬU XANH CỐT DỪA

Nguyên liệu:

  • 130gr đỗ xanh không vỏ
  • 1 lít nước
  • 2 cái lá dứa (lá nếp)
  • 50gr đường
  • 1 xíu muối
  • 100ml nước cốt dừa

Cách làm:

  • Bước 1: Đậu xanh vo thật sạch, sau đó ngâm nước vài tiếng cho đậu nở mềm, đổ đậu ra rổ rồi sả lại cho sạch.
  • Bước 2: Cho đậu vào nồi cùng với nước, lá dứa, xíu muối và bật bếp nấu cho tới khi đậu chín mềm. Trong khi nấu bạn không nên đậy nắp nồi để tránh bị trào ra.
  • Bước 3: Khi đậu chín mềm thì bạn vớt lá dứa bỏ đi, cho tất cả chỗ đậu vào máy xay sinh tố.
  • Bước 4: Xay cho đậu thật nhuyễn mịn và lọc qua dây.
  • Bước 5: Cho sữa đậu và đường vào nồi, bật bếp nấu lửa nhỏ, khuấy liên tục để tránh bị cháy đáy nồi, nấu cho tới khi sữa đậu sôi lên.
  • Bước 6: Khi sữa sôi bạn cho nước cốt dừa vào, khuấy đều và đun sôi trở lại là tắt bếp.
  • Bước 7: Múc sữa đậu xanh ra cốc và uống nóng hay lạnh đều rất thơm ngon. 
Sữa đậu xanh cốt dừa

Trên đây là những công thức nấu sữa hạt ngon bổ dưỡng mà chúng mình muốn giới thiệu cho các bạn. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công

Bài viết liên quan: