Cách nấu lẩu gà Thái chua cay thơm ngon, chuẩn vị

Những món lẩu Thái chua cay luôn hấp dẫn người ăn bởi hương rất riêng của nó. Trong đó, lẩu gà Thái chua cay được nhiều người yêu thích hơn cả. Vậy bạn đã biết cách nấu lẩu gà Thái chua cay như thế nào chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể tự mình vào bếp bạn nhé!

1. Cách làm lẩu gà Thái chua cay dễ làm tại nhà

1.1. Nguyên liệu nấu lẩu gà Thái chua cay

  • Thịt gà: 1 con khoảng 1,5 kg
  • Tỏi: 2 nhánh
  • Hành tím: 2 củ
  • Sả: 2 củ
  • Chanh: 1 quả
  • Cà chua: 1 quả
  • Hành tây: 1 củ
  • Ớt: 4 quả
  • Tương ớt: 1 muỗng canh
  • Tương cà: 1 muỗng canh
  • Dầu điều: 1 muỗng canh
  • Các loại rau ăn kèm gồm có: giá đỗ, cải thảo, cải thìa, ngò gai.

1.2. Các bước thực hiện nấu lẩu gà Thái chua cay

Để chế biến cách làm lẩu gà Thái chua cay đúng vị, bạn thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu gà Thái chua cay

  • Thịt gà mua về rửa sạch với nước, sau đó để ráo rồi cắt thành những miếng vừa ăn
  • Tỏi và hành tím bóc vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn
  • Cà chua rửa sạch, Thái múi cau
  • Sả bóc bớt lớp vỏ ngoài, sau đó rửa sạch rồi cắt khúc
  • Ớt và ngò gai bạn cắt nhỏ
  • Các loại rau ăn kèm thì bạn nhặt sạch, sau đó rửa với nước rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Tiếp đến, bạn vớt rau ra rồi để cho ráo nước.


Sơ chế nguyên liệu cách làm lẩu gà Thái chua cay

Bước 2: Ướp thịt gà

  • Cho thịt gà đã chặt vào một bát tô lớn. Sau đó cho các gia vị gồm: 2 thìa hạt nêm + ⅓ thìa muối + ¼ thìa bột ngọt + ½ thìa đường + ⅓ thìa nước mắm + 1 thìa tương ớt + 1 thìa dầu điều
  • Trộn đều thịt gà với các gia vị trên rồi để khoảng 15 – 30 phút cho thịt gà ngấm đều gia vị.

Bước 3: Xào thịt gà

  • Cho nồi lên bếp và đun nóng cùng 1 thìa dầu ăn
  • Cho hành, tỏi đã băm nhuyễn cùng sả cắt khúc vào nồi để phi thơm
  • Tiếp đến, bạn cho thịt gà đã ướp vào nồi để xào cho đến khi thịt gà chín và săn lại.

Bước 4: Cách làm nước lẩu gà thái chua cay

  • Khi thịt gà đã săn lại, bạn cho 2 lít nước vào nồi và đun sôi
  • Tiếp đến, bạn cho 3 thìa cà phê hạt nêm + ½ thìa muối + ½ thìa đường vào nồi nước và khuấy đều để các gia vị tan trong nước lẩu
  • Khi chuẩn bị tắt bếp, bạn cho vào nồi 2 thìa nước cốt chanh, cà chua, hành tây, ớt và ngò gai vào nồi rồi đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Nếu bạn đã quá quen với các hương vị lẩu Thái rồi thì gợi ý của chúng tôi tiếp theo cho các bạn sẽ là lẩu gà nấm. Với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng dễ ăn, dễ chế biến:

>>>>>> Bỏ túi ngay cách nấu lẩu gà nấm thơm ngon, đậm vị


Nước lẩu gà Thái chua cay

Bước 5: Hoàn thành nồi nước lẩu gà Thái chua cay

Với bước cuối cách nấu lẩu gà Thái chua cay thì sau khi nấu nước lẩu xong, bạn múc nước lẩu ra một nồi lẩu chuyên dụng và đặt lên bàn. Tiếp đến, bạn bày các loại rau ăn kèm và bún ở xung quanh nồi lẩu để nhúng khi nước lẩu sôi

Lẩu gà Thái chua cay khi hoàn thành sẽ có hương vị chua chua, cay cay của nước lẩu, thịt gà chín mềm cùng với các loại rau có vị ngọt thanh. Tất cả hòa quyện với nhau và đem đến cho người ăn một món lẩu thật hấp dẫn, thơm ngon.


Lẩu gà Thái Chua cay

2. Mẹo nhỏ khi lựa chọn và sơ chế thịt gà

Để món lẩu gà Thái chua cay được thơm ngon và tròn vị, khi lựa chọn và sơ chế thịt gà, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

2.1. Lưu ý khi sơ chế gà sống

  • Nên chọn mua gà có mỏ sắc nhọn và không bị chảy nhớt, chân gà thẳng đều, không bị trầy xước hoặc có những nốt lạ ở chân
  • Khi mua gà sống, bạn nên vạch lớp lông gà lên để kiểm tra. Nếu thấy da gà mỏng, mềm và bóp nhẹ vào thân cảm nhận được thịt săn chắc thì đó là thịt gà chắc, ngon
  • Đối với những con gà có thịt bị nhão, phồng bọng nước hoặc xuất hiện những đốm lạ thì tuyệt đối không nên mua vì đó có thể là gà đang bị bệnh.

2.2. Lưu ý khi mua gà làm sẵn

  • Nếu là gà ta sẽ có da màu vàng nhạt, chỉ một số chỗ là có màu đậm hơn như: ức, lưng hoặc cánh. Nếu là gà siêu trứng, da của nó sẽ có màu trắng hoặc vàng đều toàn thân
  • Muốn biết gà có bị nhuộm hóa chất hay không, bạn có thể quan sát bằng mắt thường Nếu da gà có màu vàng nhưng lớp mỡ bên trong của nó lại có màu trắng thì đó là gà đã bị nhuộm hóa chất, không nên mua
  • Nên chọn những con gà có da mỏng, độ đàn hồi thịt tốt, có màu đỏ hồng và không có mùi hôi
  • Đối với những con gà có da thịt bị nhão, màu tái xanh và có mùi lại thì không nên mua vì đó có thể là gà bị bệnh hoặc đã chết trước khi thịt
  • Nếu gà bị bơm nước thì khi dùng tay ấn vào sẽ thấy bị trơn hoặc biến dạng. Với loại này, bạn không nên mua.

2.3. Cách sơ chế gà sống, khử mùi không hôi

  • Nên làm sạch lông gà trước khi chế biến gà
  • Có thể sử dụng một số nguyên liệu như: chanh, gừng, muối, giấm để chà xát lên mình gà sẽ giúp khử mùi hôi của gà hiệu quả hơn.

Có thể thấy cách nấu lẩu gà Thái chua cay không quá khó. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản và bỏ ra chút ít thời gian là đã có thể hoàn thành một nồi lẩu gà Thái chua cay chuẩn vị. Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích với bạn. Bên cạnh đó, để biết thêm nhiều món ăn mới với công thức dễ làm tại nhà bạn hãy thường xuyên ghé thăm Blog Ẩm thực Michelia để thay đổi bữa ăn cho gia đình của mình nhé!

Bài viết liên quan: