Hướng dẫn cách nấu lẩu Thái xuýt xoa chuẩn vị

Nước lẩu Thái mang đến những hương vị riêng và giúp những món ăn kèm thêm hấp dẫn hơn. Trong mỗi bữa ăn sum họp gia đình, quây quần bên chiếc nồi lẩu Thái sẽ làm tăng thêm sự ấm cúng của ngày đoàn viên.

Và để biết cách nấu lẩu Thái, bạn đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của chúng tôi nhé :

1. Những lưu ý để nấu lẩu Thái ngon

Hương vị thơm ngon, chua chua cay cay của lẩu Thái mang nét đặc trưng riêng mà không một nước lẩu nào có được. Đó là vị thơm cay nồng của sả, chút cay của ớt, vị chua từ quả tươi lẫn vị ngọt đậm đà từ xương hầm.

Và khi nấu lẩu Thái, bạn cần lưu ý tới một số điều sau :

+ Để tăng thêm vị thơm ngon khi nấu lẩu Thái, bạn có thể bỏ thêm lá chanh tươi.
+ Nếu ăn ngao chung với nước lẩu Thái thì bạn nên nêm gia vị nhạt hơn so với bình thường.
+ Tất cả các nguyên liệu đều là tươi sống để đảm bảo rằng nước lẩu Thái chuẩn vị nhất có thể.
+ Mua các nguyên liệu vừa đủ với số lượng người thưởng thức.
+ Khi mua thịt bò để nấu lẩu Thái, bạn nên chọn phần thăn, vai hoặc bắp bò để thịt được mềm ngon hơn.
+ Khi ninh xương làm nước lẩu, bạn nên dùng xương ống heo và nên trần qua nước sôi trước khi ninh.
+ Lựa chọn được gia vị sốt lẩu Thái chuẩn vị.

PT cms

2. Hướng dẫn cách nấu lẩu Thái thơm ngon, chuẩn vị

2.1.Chuẩn bị nguyên liệu.

Để nấu lẩu Thái, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây :

+ Tôm tươi : khoảng 200g.
+ Cá viên : khoảng 100g.
+ Đậu phụ mới : khoảng 200g.
+ Thịt bò phần thăn : khoảng 100g.
+ Rau ăn kèm tùy ý.
+ Mì ăn liền, bún hoặc miến.
+ Nước hầm xương ống heo : khoảng 700ml.
+ Ớt tươi : 2 quả.
+ Chanh tươi và lá chanh sạch.
+ Nước me : khoảng 3 muỗng canh.
+ Tỏi băm và hành tím : 1 muỗng canh
+ Cà chua tươi sạch : khoảng 2 quả.
+ Ngao, bạch tuộc nếu có nhu cầu sử dụng thêm.
+ Gia vị cần thiết như mắm, muối, hạt nêm,…

2.2. Các bước nấu lẩu Thái

Để nấu lẩu Thái, các bạn có thể làm theo các bước dưới đây :

Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu trước khi nấu lẩu Thái

Để nấu lẩu Thái thơm ngon thì khâu sơ chế nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Bạn cần lưu ý những điều sau :

+ Đậu phụ nên chọn mua đậu mới dùng trong ngày. Hãy cắt nhỏ để thuận tiện thả vào nồi nhúng lẩu.
+ Thịt bò nên chọn phần thăn để thịt được mềm hơn. Bạn hãy rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.
+ Tôm nên chọn các con to, tươi mới và hãy cắt bỏ đầu và đuôi tôm để dễ thưởng thức.
+ Hành, tỏi, sả và ớt nên cắt thật nhỏ. Riêng cà chua nên cắt thành hình múi cam để thả vào nồi.
+ Rau ăn kèm nên rửa sạch và cắt sao cho vừa miệng ăn.
+ Ngao nên ngâm sạch với nước để ngao nhả hát cát và cắn bẩn, tránh để khi dùng lẩu bị sạn.

Bước 2 : Tiến hành làm nước lẩu Thái

+ Đầu tiên, hãy đem rửa và trần xương ống heo trước khi đem ninh để loại bỏ bụi bẩn và mùi hôi nếu có. Sau đó, hãy ninh xương ống heo với khoảng 4l nước trên ngọn lửa nhỏ khoảng 1 tiếng. Lưu ý rằng, nếu thấy sủi bọt thì bạn nên vớt hết bọt để nước dùng được trong và thơm ngon hơn.

PT cms

+ Sau 1 tiếng ninh xương, các bạn hãy vớt bỏ xương và bỏ thêm ớt. lá chanh, sả, hành tây, cà chua,.. đã sơ chế ở trên vào nồi và ninh thêm một chút.
+ Sau đó, bạn hãy cho thêm gia vị lẩu Thái với chút nước mắm và nước cốt chanh sao cho vừa miệng nhất.
+ Sau cùng, bạn hãy cho thêm sa tế để giúp nước lẩu có mùi vị thơm ngon, chua cay đượm vị Thái.

PT cms

Bước 3 : Làm nước chấm lẩu Thái

Để tăng thêm độ ngon khi thưởng thức món lẩu Thái, các bạn cũng nên chú ý tới khâu pha nước chấm. Hãy sử dụng gia vị sốt lẩu Thái và thêm 2 muỗng mắm, đường với nước tương. Bạn có thể bỏ thêm dầu mè với tỏi băm để tạo hương vị riêng cho nước chấm.

Bước 4 : Thưởng thức lẩu Thái

Bạn hãy đem nước lẩu Thái đun sôi liên tục trên bếp từ và thả thêm ngao vào trước cho ngọt nước. Sau đó hãy thả thêm thịt, rau, tôm,… ăn kèm và thưởng thức hương vị của nước lẩu Thái. Vậy là bạn đã làm xong 1 nồi lẩu thái cục kì đậm đà thơm ngon rồi, giờ chỉ việc thưởng thức nữa thôi.

PT cms

3. Những trường hợp không nên ăn lẩu Thái

Mặc dù hương vị lẩu Thái rất dễ chiều lòng thực khách, tuy nhiên có một vài trường hợp nên lưu ý khi thưởng thức mùi vị này, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đó là :

+ Những người mắc bệnh dạ dày nên hạn chế ăn lẩu Thái, hoặc cần phải giảm độ chua cay để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.
+ Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và có hiện tượng mỡ máu cũng nên hạn chế ăn lẩu Thái.
+ Phụ nữ mang thai cũng là một trong những đối tượng nên hạn chế ăn lẩu Thái. Bởi gia vị lẩu thường có những chất không có lợi và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Bài viết trên đã chia sẻ với các bạn cách nấu lẩu Thái thơm ngon, xuýt xoa chuẩn vị Thái. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan: