Cua Đá – Đặc sản Cù Lao Chàm

Cua Đá, loài cua nhỏ bé phân bố chủ yếu ở vùng Cù Lao Chàm của Việt Nam, có thịt ngọt, chắc nịch; được rất nhiều người yêu thích. Cùng tìm hiểu về loài cua này nhé.

Cua Đá, một loài cua có kích thước khá nhỏ bé, nhưng lại vô cùng ngon ngọt và giàu hàm lượng dinh dưỡng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về giống cua này, những lợi ích mà chúng mang lại cho sức khỏe, cũng như biết được một vài công thức chế biến ngon và nắm qua các lưu ý khi ăn cua, thì hãy xem qua ngay bài viết này nhé.

Những thông tin cơ bản về cua đá

Cua đá hay còn gọi là cua Cù Lao, có tên khoa học chính thức là Gecarcoidea Lalandii, thuộc họ cua đất. Phân bố chủ yếu ở các vùng biển thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Cù Lao Chàm thuộc tỉnh Quảng Nam. Cua Cù Lao cư trú trong hang, dưới các tảng đá, các vùng rừng núi rậm rạp. Chúng thường có khoảng thời gian sinh sống chủ yếu trên đất liền và chỉ trở về biển khi đến mùa sinh sản.

Nguồn thức chủ yếu của cua Cù Lao là lá và rễ cây rừng, đôi khi chúng cũng ăn giun hay xác động vật nhỏ. Khi đến mùa sinh sản chúng còn ăn các sinh vật phù du trong nước biển, tảo và rong dưới biển.

Đặc điểm nhận biết của cua Cù Lao bao gồm, kích thước nhỏ, chân dài bằng thân người, càng ngắn, toàn thân chủ yếu có màu tím đậm đến tím đen. Chiều dài cơ thể trung bình từ 5 đến 8cm, con lớn nhất cũng chỉ đạt 10cm. Cân nặng của cua Cu Lao cũng không quá lớn, dao động từ 100 đến 300gr, nhiều nhất là 500gr, tuy nhiên những con nặng 500gr lại là cua già thịt không còn ngọt nữa.

Cua đá và các giá trị về mặt dinh dưỡng

Cua Đá Cù Lao tuy nhỏ nhắn, nhưng lại chứa đựng khá nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Cùng điểm qua một số lợi ích mà loài cua này mang đến nhé

Cung cấp canxi cho xương

Với trọng lượng thịt không quá nhiều, nhưng cua Cù Lao lại mang hàm lượng canxi đáng kế, cứ 100gr thịt cua sẽ cung cấp khoảng 30% nhu cầu canxi cho 1 người trưởng thành. Giúp tăng cường mật độ xương cho cơ thể, hỗ trợ phát triển xương, ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Tốt cho trí não và hệ tim mạch

Omega 3 có trong thịt cua hỗ trợ duy trì hoạt động của não bộ, cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, tăng cường các xung não lên thần kinh trung ương. Ngoài ra, Omega 3 cùng với Vitamin B12, có tác dụng trong ổn định nhịp tim, duy trì tuần hoàn máu, kích thích sinh sản hồng cầu, bảo vệ hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.

Phù hợp cho người giảm béo và bệnh nhân tiểu đường

Với lượng protein khá cao, không bão hòa và ít chất béo, nên thịt cua Cù Lao rất thích hợp cho những ai thừa cân, béo phì và muốn giảm cân. Bên cạnh đó, nhờ các vitamin có lợi trong thịt cua, còn hỗ trợ duy trì đường huyết và cải thiện vấn đề tiểu đường đáng kể.

Giúp mắt sáng khỏe

Một điểm đáng chú ý khác là thịt cua Cù Lao chứa khá nhiều Vitamin A, một loại Vitamin có tác dụng làm sáng mắt, giúp mắt khỏe hơn, duy trì tầm nhìn. Hạn chế các vấn đề về đục thủy tinh thể hay vác mạt mắt bị vàng.

Ngoài ra, các khoáng chất như Kẽm, Kali, Magie có trong thịt cua còn giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn. Thúc đẩy các phản ứng hóa học có lợi bên trong cơ thể người.

Một số món ăn ngon từ cua đá

Thịt cua Đá Cù Lao theo nhiều người đánh giá là có độ ngọt thanh, thịt dai, chắc nịch. Nếu bạn đang muốn tìm công thức chế biến cua Cù Lao, thì có thể tham khảo qua một vài công thức sau đây

Cua Cù Lao rang cùng với trứng muối, bơ và tỏi

Để thực hiện được món ăn này bạn cần có: cua, bơ hộp, tỏi, trứng muối, tùy theo nhu cầu của gia đình mà tăng giảm khối lượng nguyên liệu cho thích hợp. Bước đầu tiên bạn tiến hành sơ chế nguyên liệu, với cua bạn rửa sạch rồi tách mai cua và phần gạch cua để riêng. Tỏi băm nhuyễn, trứng muối dùng muỗng nạo lấy lòng đỏ rồi dầm nhuyễn ra.

Bước tiếp theo, bạn chiên sơ phần cua rồi vớt ra để cho ráo dầu. Sau đó, bạn cho tỏi vào phi thơm, cho phần bơ vào, kế tiếp cho một chút bớt băm để tạo vị cay, rồi đến lòng đỏ trứng muối, cuối cùng là cua. Bạn đảo đều tất cả trên bếp lửa lớn, khi thấy thịt cua bắt đầu áo đều lòng đỏ trứng và bơ thì tắt bếp, cho ra đĩa và thưởng thức.

Cua đá hấp bia

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 1kg cua, 1 lon bia, 1 bó lá sả. Quy trình thực hiện vô cùng đơn giản, cua mua về chỉ cần rửa sạch để nguyên con, sau đó đặt vào nồi hấp cùng với lá sả và bia. Hấp trong khoảng 15 đến 20 phút, nhìn thấy cua chuyển hẳn sang màu đỏ cam thì cua đã chín. Việc hấp chung với bia giúp thịt cua ngọt hơn, lá sả làm mất đi mùi tanh vốn có của cua. Với cách chế biến này, sẽ tạo ra món ăn giữ đúng hơn vị tự nhiên của cua Cù Lao, khi ăn nên chấm với muối ớt sẽ khiến thịt cua càng ngọt, ngon hơn rất nhiều.

Cua Cù Lao nướng sa tế

Đây là cách chế biến rất phổ biến và cực kỳ dễ làm tại nhà, nguyên liệu cần bao gồm cua và sa tế. Cua khi mua về rửa sạch với nước, đập dập phần càng và chân, đừng đập quá mạnh sẽ khiến cua bị nát. Kế tiếp ướp cua với sa tế cùng 1 thìa hạt nêm và nước mắm, ướp trong khoảng 15 phút. Sau đó, đặt cua lên vỉ nướng, khi thấy cua chuyển hẳn sang màu đỏ và có mùi thơm của sa tế bốc lên thì cua đã chín.

Các lưu ý khi sử dụng cua Đá

Cua Đá dù rất ngon và cá khá nhiều dinh dưỡng nhưng trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau, để tránh được những tình huống xấu xảy ra:

Thứ nhất, trong cua có chứa hàm lượng Puri, đối với người bình thường thì không có tác dụng. Nhưng với những ai đang điều trị bệnh gout thì không nên ăn thịt cua, bởi Puri sẽ làm cản trở quá trình điều trị và gây đau nhức dữ dội cho người bệnh.

Thứ hai, môi trường sinh sống của cua Cù Lao chủ yếu là rừng núi, thức ăn lại là lá và rễ cây, khả năng cua bị nhiễm độc từ các loại lá này là khá cao. Đồng thời, theo nghiên cứu Cua Cù Lao là một trong những loại cua chứa mầm bệnh sán lá gan rất cao, 90% cá thể cua ở Cù Lao đều gặp phải vấn đề này. Do đó, khi ăn cua tuyệt đối không được ăn sống, chỉ ăn khi thịt cua thật chín.

Thứ ba, tuyệt đối nói không với các cua có mùi hôi phát ra, cua không còn độ tươi, cua mất đi một số bộ phận hay vỏ cua đã mềm. Bởi khả năng bạn bị ngộ độc từ các loại cua này rất cao, hãy bảo vệ sức khỏe mình bằng cách mau cua tại những nơi uy tín và được đánh giá cao.

Trên đây là các thông tin về Cua Đá Cù Lao, hy vọng với những gì đã chia sẻ bạn đã có thêm các thông tin hữu ích về loài cua này. Nếu thấy bài viết hay và thú vị hãy chia sẻ với nhiều người nhé.

Bài viết liên quan: