Bật mí 6 cách chế biến những món chè đơn giản cho ngày hè

Với thời tiết nóng nực của mùa hè, có những món chè ngon mát lạnh, thơm ngon thì thật là tuyệt vời. Nhưng bạn có cảm thấy yên tâm khi ăn chè ở ngoài quán, quán hàng vì có rất nhiều vấn để liên quan đến an toàn thực phẩm. Dó đó bạn hãy tự tay nấu cho mình các món chè ngon mà monanngon.vn bật mí 6 cách nấu món chè ngon dưới đây nhé!

1. Chè sữa đậu đỏ khoai môn

Nguyên liệu

  • Đậu đỏ 150 Gr
  • Khoai môn 150 Gr
  • Sữa tươi 250 ml
  • Bột bắp 1 Muỗng canh
  • Bột báng 150 Gr
  • Đường phèn 

Cách thực hiện

Bước 1: Đậu đỏ rửa sạch, ngâm nước 8 giờ, cho đậu đỏ vào nồi hoặc xửng hấp, hấp chín. Khoai môn gọt vỏ, cắt miếng.

Bước 2. Bột báng ngâm nước trong tô khoảng 2 giờ cho nở mềm.

Bước 3: Cho sữa tươi vào nồi, thêm 2 cốc nước, đun sôi. Khi hỗn hợp sôi, cho đậu đỏ, khoai môn vào, nấu nhỏ lửa khoảng 40 phút.

Bước 4.Tiếp theo, cho bột báng, đường phèn vào, khuấy đều cho đường tan hết. Pha bột bắp với 1/2 chén nước, cho vào cùng để chè thêm sệt, thơm hơn.

Bước 5.Tắt bếp, múc chè ra chén là xong. Ăn nóng hay lạnh món chè cũng rất ngon.

Chè khoai môn đậu đỏ
Chè khoai môn đậu đỏ

2. Chè thái

Nguyên liệu

  • Bột năng 60g
  • Nước lá dứa 80ml
  • Mít xé sợi, nhãn, bơ,…
  • Đường thốt nốt
  • Nước120ml
  • Nước cốt dừa120ml

Bước 1: Làm siro đường. Các làm rất đơn giản. Các bạn băm đường thốt nốt nhỏ ra, đong lượng đường và nước (theo tỉ lệ 1:1) cho vào nồi đun cho tới khi đường tan hết ra là được.

Bước 2: Tiếp đến là nước cốt dừa. Đong nước cốt dừa và cho vào 120ml nước cùng với 1 xíu muối. Cho lá dứa đã rửa sạch và bó lại vào nồi nước cốt dừa, đun cho tới khi sôi thì tắt bếp, để nguội. Lúc nào dùng thì bỏ bó lá dứa đi nhé.

Bước 3: Cách làm Lod Chong
Đun sôi nước lá dứa ( nhớ phải đun sôi thì mới nhồi được bột năng nhé). Trước khi nhồi bột thì các bạn cũng nên tráng bát qua nước sôi rồi đổ bột năng vào bát (khi đổ nước nóng vào bát thì nước sẽ không bị nguội nhanh do còn phải làm nóng cả bát)

Khi nước sôi, các bạn nên thao tác nhanh, đổ khoảng 1/2 chỗ nước vào bát và dùng muỗng đảo nhanh bột. Tùy tình hình bột mà các bạn cho thêm ít hay nhiều nước nhé và bắt đầu dùng tay nhào chỗ bột đó. Bột này thường dính nên các bạn nhớ rắc bột khô ở dưới và tay để không bị dính nhé. Bột đạt tiêu chuẩn là bột dẻo, kéo ra có độ dai, không bị bở.

Lưu ý: Các bạn không nên làm nhiều bột 1 lúc như vậy bột sẽ không được dai, nhiều làm nhiều thì các bạn nên chia ra làm thành nhiều mẻ sẽ ngon hơn

Dùng cán lăn bột cán bột dày khoảng 2-3mm, dùng dao thái sợi miếng bột đã cán. Thái được 1 ít các bạn nên dừng lại, rắc 1 ít bột năng khô vào trộn để đảm bảo các sợi không bị dính vào với nhau.

  • Bắc nồi nước lên đun sôi rồi thả bột thái sợi vào luộc. Khi thấy sợi bột xanh trong là được.
  • Khi bột chín, vớt bột ra bát nước đã, nước đá giúp các sợi không bị dính vào với nhau và còn giúp cho các sợi bột giòn và dai hơn.

Bước 4: Vậy là các bạn đã chuẩn bị xong các nguyên liệu rồi đấy. Giờ chỉ việc chuẩn bị sẵn cốc đá, tiếp đến múc “sợi chè Thái”, múc khoảng 2-3 thìa siro đường và khoảng 2-3 thìa nước cốt dừa (tùy vào độc ngọt và độ ngậy của các bạn nhé :D) cuối cùng rắc lên mít xé sợi và các loại hoa quả mà các bạn thích ăn vào. Thế là đã hoàn thành xong 1 cốc chè Thái chính hiệu rồi đấy các bạn ạ.

Chè Thái
Chè Thái

3. Chè khúc bạch

Nguyên liệu:

  • 250ml whipping cream,
  • 250ml sữa tươi không đường,
  • 14 lá gelatin (2,5g 1 lá),
  • 10g hạt hạnh nhân thái lát,
  • 300g nhãn,
  • 80g đường cát,
  • 120g đường phèn,
  • vài lá dứa.

Cách làm chè khúc bạch

– Đổ sữa tươi và whipping cream vào nồi, thêm đường cát. Đặt nồi sữa lên bếp để ở lửa nhỏ, dùng thìa khuấy đều cho tan hết đường. Vớt lá gelatin ra, thả vào nồi khuấy đều cho tan hết. Lưu ý là phải để lửa nhỏ để tránh phần kem sữa tách nước.

– Gelatin ngâm trong nước lạnh cho mềm. Khi gelatin tan hoàn toàn, hỗn hợp chỉ hơi nóng, đổ ra các hộp, để cho nguội rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 giờ cho đông lại.

– Cho 500ml nước vào nồi cùng với đường phèn và lá dứa, đun sôi kỹ sau đó để nguội. Đặt vào ngăn mát tủ lạnh.

– Nhãn rửa sạch, bóc vỏ nhẹ nhàng lấy bỏ phần hạt nhãn. Hạnh nhân cho lên chảo rang vàng.

– Khúc bạch sau khi đông lại, mang ra cắt thành các khối vuông có kích thước đều nhau. Khi ăn xếp cùi nhãn, khúc bạch vào bát chan nước đường vào, rắc chút hạnh nhân rang và thưởng thức.

Chè khúc bạch
Chè khúc bạch

4. Chè dừa dầm

Nguyên liệu:

  • Cùi dừa non, cùi dừa nạo sợi,
  • 300ml sữa tươi có đường,
  • 70ml nước cốt dừa,
  • 5g bột thạch rau câu con cá dẻo,
  • 2g bột thạch
  • Đường.

Cách làm chè dừa dầm

– Lấy một bát nước lọc nguội, đổ thêm chút dầu ăn vào rồi để bát vào tủ lạnh khoảng 15 phút.

– Ngâm 2g bột thạch agar với 300ml nước. Trong một bát khác trộn đều 5g bột thạch rau câu con cá dẻo với 70g đường. Đun sôi 300ml nước thạch agar, đổ hỗn hợp đường và rau câu dẻo vào nồi khuấy đều tay cho đường tan hết. Đun thêm khoảng 5 phút nữa cho hỗn hợp thạch sôi trở lại và hơi sánh lại thì tắt bếp.

– Đổ hỗn hợp rau câu vào chai nhựa. Bạn nên đặt chai vào nước lạnh để tránh rau câu quá nóng làm biến dạng chai nhựa.

– Nhỏ từng giọt rau câu vào tô nước lạnh đã chuẩn bị sẵn, giọt rau câu qua lớp dầu sẽ tạo thành hình viên tròn, sau đó chìm xuống phần nước lạnh để cứng lại.

– Sau khi làm xong, vớt trân châu ra và rửa lại với nước nhiều lần cho hết nhờn của dầu ăn.

– Cùi dừa non thái sợi nhỏ.

– Cho 300ml sữa tươi có đường, 70ml nước cốt dừa vào nồi, thêm đường cho vừa khẩu vị đun gần sôi cho đường tan hết thì tắt bếp. Đợi sữa dừa nguội thì cho vào tủ lạnh cho mát.

– Khi ăn múc dừa non, cùi dừa nạo sợi, trân châu vào bát, chan sữa dừa và thêm chút đá bào rồi thưởng thức.

Chè dừa dầm
Chè dừa dầm

5. Chè trái cây chua ngọt

Nguyên liệu:

  • Táo: 1 trái
  • Xoài: 1 trái
  • Thanh long: 1 trái
  • Thơm: 1/2 trái
  • Chanh dây: 10 trái
  • Đường: 150g

Cách thực hiện:

Bước 1: Táo, xoài, thơm, thanh long rửa sạch, gọt vỏ và cắt hạt lựu.

Bước 2: Chanh dây cắt làm đôi, cho phần hạt vào rây lấy nước. Sau đó, bạn trộn nước chanh dây với nước sôi và đường rồi để nguội.

Bước 3: Cuối cùng, trộn tất cả các loại trái cây đã cắt vào nước chanh dây. Vậy là bạn đã có món chè hoa quả thơm ngon đẹp mắt để chiêu đãi người thân và bạn bè rồi!

Chè trái cây chua ngọt
Chè trái cây chua ngọt

6. Chè Bưởi

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè bưởi

  • 100g đậu xanh xát vỏ
  • 60g cùi bưởi chọn quả bưởi vỏ xanh (bưởi da xanh hoặc bưởi năm roi), còn tươi, để cùi được giòn, bưởi đã chín, hơi héo thì cùi bưởi mỏng, dễ bị dai.
  • 250 ml nước
  • ½ tsp muối
  • 100 g đường thốt nốt (đường nâu) hoặc đường kính trắng
  • 150g bột năng
  • Nước đun sôi để nguội
  • 200 – 250g đường thốt nốt tùy khẩu vị
  • 1 âu nước đá
  • 100 ml nước cốt dừa

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Đậu xanh vo sạch, bỏ hạt hư ra, ngâm nước qua đêm cho đậu nở mềm. Hoặc có thể ngâm nước nóng khoảng 2 tiếng. Sau khi ngâm mềm, đổ ra rổ, xóc thật ráo nước rồi hấp ở lửa nhỏ, nước sôi liu riu trong vòng 10-15 phút đến khi đậu chín, bở tơi.
  • Cùi bưởi bạn gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài để không bị quá đắng và gọt bớt phần xơ xốp ở bên trong để cùi giòn hơn. Sau đó bạn cắt cùi bưởi thành khúc vừa ăn (cỡ một đốt ngón tay út), không nên xắt quá to, khi nấu sẽ dễ bị sống sượng hay quá nhỏ, sẽ dễ bị mất độ giòn.

Bước 3: Nấu chè bưởi

Cách nấu chè bưởi không bị đắng

  • Cho vào nồi 250 ml nước đun sôi sau đó cho 3g muối vào (khoảng ½ thìa nhỏ) đến khi sôi thì đổ cùi bưởi vào. Nhanh tay sử dụng đũa đều rồi lập tức nhấc khỏi bếp và đổ cùi bưởi ra rổ. Xả cùi bưởi dưới vòi nước chảy. Dùng tay vò và bóp nhẹ cùi bưởi liên tục cho đến khi cùi bưởi hết the đắng. Vắt kiệt cùi bưởi, cho vào bát sạch.
  • Hòa tan 50 g đường và 50 g bột năng trong 150 ml nước. Đổ cùi bưởi đã vắt kiệt vào, để cùi ngậm nước căng mọng trở lại thì vớt cùi để trên rổ cho ráo bớt nước. Sau khi cùi bưởi đã ráo bớt nước thì xóc cùi cùng 60 g bột năng khô.
  • Luộc cùi bưởi: Đun 1 lít nước với 200 – 250g đường thốt nốt đến khi đường tan hết và nước bắt đầu sôi thì giảm lửa. Đổ phần cùi bưởi đã xóc bột năng vào nồi nước vừa chuẩn bị. Để lửa vừa, luộc đến khi nhìn cùi bắt đầu trong lại, chín, nếm thử thấy giòn thì vớt cùi thả vào âu nước đá.

Nấu nước cốt dừa

  • Đun nước cốt dừa với đường và nêm nếm cho vừa khẩu vị. Có thể hòa 1 chút bột năng với nước cho vào nếu thích nước cốt dừa cũng có độ sệt.

Bước 4: Hoàn thiện chè bưởi

  • Khi nước chè đã được nấu kỹ và đủ độ sánh đặc, vớt cùi bưởi trong âu nước đá, xóc thật ráo rồi thả cùi vào nồi chè. Từ từ cho đậu xanh đã hấp chín, quấy đều.
Chè Bưởi
Chè Bưởi

Trên đây là Top 6 món chè ngon được rất nhiều người yêu thích mà chúng mình tổng hợp được. Nhớ tham khảo monanngon.vn thường xuyên để có nhiều công thức làm đồ ăn & uống tuyệt vời khác nhé!

Bài viết liên quan: