Cách làm bánh mì nóng giòn thơm ngon tại nhà
1. Cách làm bánh mì tươi
Bánh mì tươi là dạng bánh mì mềm, vỏ bánh nướng ở mức hơi giòn. Đây chính là loại bánh mì thích hợp để ăn kèm với bò sốt vang, soup, bít tết… Chúng tôi xin gửi đến các bạn công thức cách làm bánh mì tươi kỹ thuật đơn giản và nguyên liệu dễ tìm. Chúng ta cùng theo dõi nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 260g bột mì
- 20g đường
- 2g muối
- 15g bơ nhạt
- 5g dầu ăn
- 5g men instant
- 80ml sữa tươi không đường
- 80ml nước
Các bước thực hiện:
– Cho bột mì, muối, đường trộn đều trong âu. Sau đó cho men vào âu tiếp tục trộn đều.
– Tạo khoảng trống ở giữa âu bột để cho nước, sữa tươi, dầu ăn, bơ. Dùng thìa khuấy đến khi hỗn hợp hòa quyện thành khố.
– Phủ 1 lớp bột khô lên mặt phẳng nhồi bột. Nhồi bột đến khi mịn, đàn hồi và hơi ướt dính nhưng không dính tay (thời gian nhồi bột khoảng từ `0 – 20 phút).
– Quét dầu ăn mỏng lên mặt ngoài bột và ủ trong âu đến khi bột nở gấp đôi. Thời gian ủ bột kéo dài từ 40 – 70 phút tùy nhiệt độ. Sau đó nhồi bột khoảng 2 – 3 phút để ép hết hơi trong bột ra ngoài.
– Chia bột thành 6 phần (6 bánh) và dàn đều mỏng thành hình bầu dục, lưu ý đè các mép bột cho kín. Lăn bột trên mặt bàn thành hình thuôn dài với 2 đầu hơi nhọn. Đặt bánh lên khay có lót giấy nến hoặc tấm nướng bánh.
– Phết dầu ăn lên dao lam và rạch trên thân bột 2 – 3 đường chéo ngang thân bánh sâu khoảng 0,5 – 0,7cm.
– Đưa khay bánh vào lò nướng và đặt thêm vào lò một cốc nước sôi. Ủ bánh lần 2 đến khi bánh nở thêm khoảng 75%s sau đó lấy khay bánh ra.
– Bật lò nóng ở 180 độ C trong 10 – 15 phút đến khi lò đạt đúng nhiệt độ đưa bánh vào nướng. Xịt nước lên khoảng không phía trên và thành lò và đóng cửa lại. Sau 15’ quay ngược hướng đặt bánh trong lò. Nướng thêm 3 – 5 phút, không nên nướng quá lâu sẽ làm bánh khô.
– Lấy bánh ra khỏi lò và quét 1 lớp bơ lên bề mặt bánh để bánh mềm vào thơm hơn. Đặt bánh lên đĩa và thưởng thức kèm với các món ăn khác tùy sở thích.
2. Cách làm bánh mì không cần lò nướng
Cách làm bánh mì không cần lò nướng sẽ tạo ra chiếc bánh mì vỏ mềm, không giòn. Đây là món bánh được nhiều trẻ em yêu thích. Chúng ta cùng theo dõi công thức trong nội dung dưới đây nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 300g bột mì
- 2 quả trứng gà
- 3g men nở
- 50g đường
- 15g dầu ngô (hoặc dầu ăn thông thường)
- 2g muối
- 50g sữa tươi
- Mật ong
- 1 ít vừng trắng
Cách làm bánh mì không cần lò nướng
Bước 1: Nhào bột
– Trộn nguyên liệu: Đổ 300g bột mì vào tô, đập 2 quả trứng vào bột, thêm dầu ngô, men nở, muối, sữa vào tô và trộn đều.
– Nhào bột: nhào kỹ bột đến khi thành khối mịn, dẻo vào không dính tay.
Bước 2: Ủ bột
– Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín mặt tô bột. Ủ bột trong thời gian khoảng 2 giờ cho đến khi bột nở lên gấp đôi.
– Nhào lại bột và chia thành 8 phần rồi viên tròn từng phần lại (1 viên ở giữa, 7 viên xung quanh)
– Xếp viên bột tách nhau vào khuôn đường kính 20cm. Tiếp tục ủ cho bột bánh nở to đến khi ép vào nhau.
– Quét lòng đỏ trứng lên về mặt bột và rắc đều vừng lên trên.
Bước 3: Hấp bánh
– Cho nước vào nồi hấp, bắc lên bếp và đun sôi.
– Bọc màng bọc thực phẩm lên trên khay bánh. Dùng tăm đục lỗ trên màng bọc. Đặt khuôn bánh lên nồi hấp.
– Đun lửa to hấp bánh trong khoảng 30 phút thì tắt bếp. Tiếp tục để bánh thêm 5 phút sau đó lấy bánh ra.
Sau 3 bước đơn giản, dễ dàng không cần lò nướng bạn đã hoàn thành món bánh mì thơm ngon. Lấy bánh đặt lên đĩa và thưởng thức.
3. Bảo quản bánh mì
Để bảo quản bánh mỳ chúng ta nên cho bánh vào túi nilon và buộc kín miệng túi. Đặt bánh ở nơi thoáng mát và thời gian sử dụng trong 1 – 2 ngày.
Muốn thưởng thức bánh nóng và giòn hơn bạn có thể xịt nước lên bề mặt bánh, sau đó nướng lại trong lò ở 160 độ C trong từ 3 – 5 phút.
4. Một số chú ý trong cách làm bánh mì tại nhà
Khi thực hiện cách làm bánh mì tại nhà bạn có thể gặp phải một số tình huống bất thường chúng tôi gửi đến bạn nguyên nhân thường gặp như sau:
– Bột cứng, hoặc bột nhồi lâu không mịn => do bột khô cần thêm nước hoặc sữa tươi.
– Bột ướt, quá nhão => do thừa nước/sữa cần thêm bột khô.
– Bột ủ nhưng không nở => Kiểm tra lại men còn hạn sử dụng không? Môi trường nhiệt độ cao? Dùng nhầm bột nở, muối nở không? Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.
– Bánh có mùi chua hoặc nở kém => Ủ quá thời gian.
– Ruột bánh bết đặc, không xốp => Nướng chưa đủ thời gian hoặc nhiệt độ nướng thấp.
– Bánh khô, cứng => thời gian nướng quá lâu.
Vậy là chỉ với những bước đơn giản dễ thực hiện thì mặc dù bạn có hay không có lò nướng bạn hoàn toàn có thể làm bánh mì chiêu đãi gia đình và bè bạn. Cuối tuần này hãy trổ tài với công thức cách làm bánh mì trên đây nhé. Chúc các bạn thành công với những chiếc bánh thơm, ngon hơn cả ngoài hàng.